TypeMoon Wiki
Advertisement

Pháp Sư, hay Ma Thuật Sư (魔術師, Majutsushi?) là tên gọi chung của những người học và nghiên cứu Ma Thuật, trái với những Phù Thủy, là những người tạo nên những Ma Pháp được xem là bất khả thi đối với nền khoa học cùng thời. Vào thời cổ đại, pháp sư là từ được dùng để gọi cho cả những người dùng ma thuật lẫn ma pháp. Nhưng một phần vì sự tiến bộ của khoa học hiện đại đã khiến những phép màu trong quá khứ dần trở nên khả thi, một phần vì sức mạnh của hầu hết ma thuật đã giảm đi đáng kể theo thời gian mà sự khác biệt giữa hai khái niệm đã ngày một lớn dần. Cả pháp sư và phù thủy đều có tuổi thọ rất dài. Bằng cách sử dụng ma thuật kéo dài sự sống, một người có thế sống đến vài trăm hoặc vài nghìn năm.

Những pháp sư đầu tiên chỉ đơn thuần là những học giả nghiên cứu về các hiện tượng siêu nhiên nhưng nhờ vào chính những kiến thức của họ được lưu truyền sau bao thế hệ mà ma thuật mới đạt đến trình độ như ngày nay. Các pháp sư thông thường, nhưng không nhất thiết, phải được xuất thân từ một gia đình pháp sư. Khác với ma pháp của những phù thủy, vốn chỉ được lưu truyền dựa trên huyết thống. 

Không chỉ là một tên gọi, từ "Pháp Sư" còn miêu tả cả một tín ngưỡng và lối sống. Một pháp sư cống hiến cả cuộc đời mình cho việc học tập, trau dồi ma thuật và không màng đến giá trị của bản thân. Họ tìm hiểu bản chất thật sự của vũ trụ không vì mục đích cụ thể gì ngoài việc tò mò. Một pháp sư lý tưởng là một người tuy xem bản thân không tồn tại nhưng vẫn giữ được cái tôi và danh dự của họ. Trong thực tế thì, hầu hết các pháp sư, nhất là những người thuộc Hiệp Hội Pháp Sư, đều bị vướng bận bởi việc tranh giành quyền lực. Trong khi đó, những người công khai tách rời khỏi lối sống của một pháp sư như Emiya KiritsuguEmiya Shirou bị xem là những kẻ vô đạo không xứng đáng với danh hiệu pháp sư.

Phân Loại

Theo dõi và săn lùng những pháp sư được nhận phong ấn chỉ định là nhiệm vụ của các Chấp Hành Giả (実行者, jikkousha?, Enforcer). Bản thân họ cũng là pháp sư được huấn luyện đặc biệt để chiến đấu với những pháp sư khác. Số lượng Chấp Hành Giả của Hiệp Hội nằm ở khoảng ba mươi người. Vì phong ấn chỉ định là một trường hợp rất hiếm gặp, chưa kể đôi lúc mục tiêu của họ lại bị nẩng tay trên bởi các pháp sư tự do như Natalia KaminskiEmiya Kiritsugu nên thông thường những Chấp Hành Giả kiếm sống bằng việc săn đuổi những pháp sư dị giáo không thuộc Hiệp Hội. Công việc của các Chấp Hành Giả nghe qua có vẻ giống với những đao phủ của Giáo Hội, nhưng cả hai lại hiếm khi hợp tác cùng nhau vì mục tiêu của đao phủ là tiêu diệt tận gốc sự dị giáo, còn các Chấp Hành Giả lại có nhiệm vụ thu lại những thành quả nghiên cứu của pháp sư. Vì tính chất của công việc mà các Chấp Hành Giả luôn bị khinh thường bởi những pháp sư cao cấp khác trong Hiệp Hội.

Nét Đặc Trưng

Tùy thuộc vào ma thuật của họ mà ngoại hình của một pháp sư có thể thay đổi, thậm chí biến dạng. Thay vì cảm thấy xấu hổ, họ lại xem nó như một niềm tự hào.

Đa số pháp sư đều khinh bỉ những kẻ sử dụng ma thuật để trục lợi. Với họ, ma thuật là một lĩnh vực cần được nghiên cứu và không ai được phép sử dụng chúng cho những mục đích tầm thường như thế.

Một pháp sư có thể nhận được một chứng chỉ công nhận ma thuật từ Tháp Đồng Hồ, giúp họ thu về một khoảng tiền nhất định nhờ vào những học thuyết và nghi thức tương tự như những chứng chỉ thông thường. Nhà Tohsaka nhận được mười triệu yên mỗi năm từ những chứng chỉ mà họ sở hữu.

Hầu hết các dòng dõi pháp sư lâu đời đều cảm thấy bất tiện khi sử dụng kỹ thuật hiện đại. Họ tin rằng những công cụ ma thuật mà họ vốn đã sử dụng từ rất lâu sẽ không bao giờ thua kém những thành tựu của khoa học. Điển hình như để thay thế cho điện thoại, vốn dễ bị nghe trộm và ngừng hoạt động khi mất điện thì Tohsaka Tokiomi sử dụng máy fax để khắc phục những khuyết điểm trên. Trong khi đó, Irisviel gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng di động còn Jubstacheit von Einzbern thì kịch liệt phản đối việc Emiya Kiritsugu muốn lắp một đường dây điện thoại và máy phát điện tại lâu đài Einzbern. Những người như Kotomine Kirei có quan niệm cổ hữu rằng máy fax sẽ tiện lợi hơn điện thoại vì bất cứ ai cũng dùng được. Tuy nhiên, Emiya Kiritsugu lại cho rằng đây là một nhược điểm chết người, và cũng là điểm yếu mà ông luôn khai thác khi thực hiện công việc săn pháp sư. Những người thuộc các gia tộc pháp sư không quá câu nệ truyền thống như Waver Velvet có thể sử dụng kỹ thuật hiện đại như bất cứ người bình thường nào.

Luật lệ của Hiệp Hội Pháp Sư không được dựa trên những chuẩn mực đạo đức thông thường mà thay vào đó đặt việc giữ bí mật của Ma Thuật lên hàng đầu. Một pháp sư có thể gây nên vô số tội ác kinh khủng, nhưng chỉ cần giữ được bí mật về ma thuật thì họ sẽ không bị săn đuổi. Khi Cuộc Chiến Chén Thánh diễn ra, rất nhiều người đã thiệt mạng nhưng Hiệp Hội chỉ tập trung vào việc thao túng giới truyền thông để ngăn những thông tin về ma thuật bị phổ biến. Còn lại, nhà Einzbern sẽ lo liệu những thiệt hại về kinh phí.

Phong Ấn Chỉ Định

Phong Ấn Chỉ Định (封印指定, fuuin shitei?) là một sắc lệnh được ban hành bởi Hiệp Hội Pháp Sư nhằm duy trì và bảo vệ cho những năng lực ma thuật đặc biệt không thể đạt được bằng việc nghiên cứu thông thường. Nó được xem như danh hiệu "cao quý", đến mức Hiệp Hội phải vận dụng mọi cách để bảo vệ máu, thịt và những tiềm năng thể chất của cơ thể đối tượng. Những người nhận phải chỉ định sẽ bị giam giữ và bảo quản trong tình trạng hiện tại của họ để trở thành một mẫu vật dùng cho việc nghiên cứu. Đối với các pháp sư, chỉ định này chẳng khác nào một sự xúc phạm. Không chỉ vì nó chẳng khác gì một án tử hình, mà bởi vì nó còn sỉ nhục danh hiệu pháp sư cao quý của họ. Những người đã bỏ cả đời để nghiên cứu công trình ma thuật của mình chắc chắn sẽ từ chối một thứ ngăn cản họ tiếp tục công việc. Những người từ chối chỉ định này sẽ có hai lựa chọn. Một là trở thành một Ẩn Sĩ (隠者, inja?), là những pháp sư sống tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài và chỉ truyền thụ kiến thức cho những người thừa kế của mình. Trừ phi sở hữu một công trình nghiên cứu quá đặc biệt, những Ẩn Sĩ thường chỉ bị Hiệp Hội Pháp Sư giám sát chặt chẽ vì họ không phải là một mối nguy hại. Lựa chọn thứ hai là trở thành một Hiền Giả (賢者, kenja?), là những pháp sư tiếp tục phát triển công trình ma thuật của mình và không còn quan tâm đến những luật lệ của Hiệp Hội. Họ sẵn sàng hy sinh vô số người vô tội để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Chính vì thế mà họ có thể đạt được rất nhiều thành tựu chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đồng thời cũng bị xem là một mối nguy hại cho thế giới ma thuật và cần phải bị tiêu diệt.

Những Dòng Họ Pháp Sư

Advertisement